Bạn có biết điểm chung giữa kim tự tháp Giza, bức hoạ Mona Lisa (Da Vinci) với Twitter và Pepsi là gì không?

Đáp án? Thiết kế của chúng đều sử dụng Tỉ lệ vàng.

Nói một cách đơn giản, tỉ lệ vàng là một tỉ lệ toán học. Tỉ lệ vàng xuất hiện một cách dày đặc trong tự nhiên, và khi ứng dụng tỉ lệ này vào thiết kế, nó đại diện cho thẩm mỹ, cho tính cân đối tự nhiên của tạo hoá. Nhưng bạn có bao giờ tự hỏi, tỉ lệ vàng thực chất là gì, và bạn sẽ phải sử dụng nó ra sao để hoàn thiện thiết kế của mình?

Tỉ lệ vàng là gì?

Tỉ lệ vàng (hay còn biết dưới nhiều cái tên khác như Tỉ lệ thần thánh, ký tự Phi (φ) trong bảng chữ cái Hy lạp, giá trị trung bình, tiết diện vàng) tồn tại khi lấy 1 đường thẳng chia làm 2 đoạn thẳng – đoạn thẳng dài hơn (a) chia đoạn nhỏ hơn (b) sẽ bằng tổng chiểu dài 2 đoạn (a+b) chia cho a, kết quả sẽ được con số xấp xỉ 1.618.

01

Nhưng đừng vội thấy một đống số vậy mà hoang mang. Trong thiết kế, tỉ lệ vàng hướng đến tính thẩm mĩ, kiến tạo và nâng tầm cái đẹp thông qua sự hài hòa và cân đối. Khi đem vào áp dụng, tỉ lệ vàng đại diện cho tính nghệ thuật, là nhân tố X đóng vai trò chủ chốt, là một je ne sais quoi đích thực (tiếng Pháp – dùng để ám chỉ một sự thu hút, lôi cuốn kì lạ).

Sự hài hòa, cân đối này hiện diện từ hàng thế kỉ trước: từ kim tự tháp Giza tới đền Parthenon ở Hi Lạp; từ bức tranh The Creation of Adam của Michelangelo trên trần nhà nguyện Sistine đến bức hoạ Mona Lisa của Da Vinci; ngày nay, bạn có thể bắt gặp tỉ lệ này trong logo Pepsi, Twitter. Ngay cả cơ thể và khuôn mặt của chúng ta cũng tuân theo một tỉ lệ toán học nhất định.

07
The Science Forum

Trên thực tế, não của chúng ta được lập trình để tiếp nhận và bị thu hút bởi những vật thể và hình ảnh sử dụng Tỉ lệ vàng. Nó giống như sự thu hút trong vô thức vậy, chỉ cần bạn thêm một chút tuỳ chỉnh Tỉ lệ vàng vào bức ảnh của bạn cũng đủ để tác động khá lớn đến trí óc người xem.

Tỉ lệ vàng cũng có thể áp dụng vào hình học. Lấy một hình vuông và nhân một cạnh với 1.618, kết quả sẽ là một hình chữ nhật với tỉ lệ hài hoà như sau:

02

Bây giờ, nếu bạn đặt hình vuông lên hình chữ nhật, kết quả sẽ cho ta Tỉ lệ vàng:

1.618... (3)

Nếu tiếp tục dùng công thức Tỉ lệ vàng cho hình chữ nhật mới ở phần bên phải của hình trên, dần dần bạn sẽ có một mô hình với các hình vuông nhỏ dần:

04

Sao rồi? Bạn thấy ”mệt não” chưa? Ráng lên, còn chút xíu nữa thôi nè.

Nếu lấy mô hình Tỉ lệ vàng phía trên, vẽ một vòng cung từ một góc đến góc đối diện của mỗi hình vuông – bạn đang vẽ những nét đầu tiên của Xoắn ốc Vàng (còn được gọi là Dãy số Fibonacci) – một dãy số mà số đứng sau bằng tổng hai số đứng trước. Bắt đầu từ số 0, dãy số đó là: 0,1,1,2,3,5,8,13,21,34,55,89,144,….và cứ thế tiếp tục.

Bằng việc thêm vòng cung vào mỗi hình vuông, chúng ta đã có mô hình Đường xoắn ốc Vàng:

05

Bạn sẽ dễ dàng nhận ra hình dạng tuyệt đẹp này trong rất nhiều tạo vật của thiên nhiên như dương xỉ, hoa, vỏ sò biển, thậm chí là cả những cơn bão. Đó là lý do tại sao nó đem cho ta sự thoả mãn về mặt thị giác. Đó chính là nét đẹp thuần khiết từ tự nhiên.

08
 natureandwisdom.wordpress.com

Cùng tìm hiểu sâu hơn một chút, hãy thử vẽ hình tròn trong mỗi hình vuông xem nào. Đấy! Bạn đã có nhiều hình tròn cân xứng với tỉ lệ 1:1.618.